Hệ miễn dịch là hàng rào phòng ngự quan trọng bảo vệ cơ thể khỏe mạnh trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Môi trường xung quanh của chúng ta luôn tồn tại rất nhiều các tác nhân có hại cho cơ thể. Chính vì thế mà hệ miễn dịch được xem như lớp hàng rào phòng ngự quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… gây bệnh. Nếu như không có hệ miễn dịch, cơ thể của chúng ta sẽ suy yếu và rất dễ nhiễm bệnh.
Hệ miễn dịch nằm ở khắp nơi trong cơ thể giúp hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh. Theo các chuyên gia y tế thì hệ miễn dịch được chia thành 2 loại :
–Hệ miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được): Được hình thành khi đã tiếp xúc với kháng nguyên, có trí nhớ miễn dịch và tạo ra hệ miễn dịch lâu dài với mầm bệnh.
– Hệ miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên): Được hình thành tự nhiên và bẩm sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên vì thế không có trí nhớ miễn dịch và không tạo ra miễn dịch lâu dài với mầm bệnh.
2 loại miễn dịch này không tách rời nhau mà luôn đồng hành, bổ sung và hỗ trợ nhau giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh ( hay còn gọi là miễn dịch) đồng thời cũng tạo ra kháng thể giúp chống lại bệnh cũ tái phát.
Phản ứng miễn dịch của hệ miễn dịch được diễn ra qua 3 giai đoạn:
Đầu tiên nó sẽ tạo ra một hàng rào giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Nếu các tác nhân này vượt qua khỏi hàng rào thì hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như hoá chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố gây hại trước khi chúng bắt đầu phần chia. Trong trường hợp thất bại, hệ miễn dịch tăng cường hoạt động mạnh để ngăn chặn, kìm hãm không để các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra các kháng thể chống lại bệnh cũ tái phát. Chúng ta đều biết rằng, mỗi người sinh ra đều có hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian để thích nghi với môi trường sống. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh ốm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ giúp tạo ra rất nhiều kháng thể tiếp xúc lần đầu tiên với bệnh và hình thành khả năng chống lại các bệnh này trong tương lai. Đưa các mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh cũ tái phát.
Chính vì vậy mà cơ thể có khoẻ mạnh hay không phụ thuộc vào hệ miễn dịch của chúng ta có khoẻ mạnh không. Khi hệ miễn suy yếu thì lúc đó các vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công và gây ra một số bệnh tật. Đặc biệt, cuộc sống hiện đại với bộn bề áp lực của công việc cùng với môi trường ô nhiễm và dịch bệnh xuất hiện tràn lan gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thì việc nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể được coi là giải pháp vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc bổ sung các sản phẩm tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch thì một số giải pháp mà chúng ta nên làm để nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả:
– Ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nên nấu chín thức ăn.
– Sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotic.
– Tập thể dục 30 – 45 phút, ít nhất 3 buổi mỗi tuần.
– Từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và chất kích thích.
– Ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu và hạt tốt cho sức khỏe.
– Bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày để thúc đẩy hệ miễn dịch.
– Giảm stress công việc, suy nghĩ tích cực và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.